Lựa chọn mô hình tăng trưởng sao cho vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng nhanh thu nhập, cải thiện đời sống dân cư mà không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, vừa giải quyết được vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những vấn đề cơ bản của mọi nước
Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức một quốc gia tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo có sự tăng trưởng kinh tế qua các năm với tốc độ hợp lý. Tương ứng với mỗi mô hình tăng trưởng, các quốc gia có một cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện nguồn lực của mình. Khi gia tăng đầu tư thêm các yếu tố nguồn lực đầu vào mà tổng sản lượng của nền kinh tế (GDP) không tăng thì đó là lúc cần đổi mới mô hình tăng trưởng
Nhu cầu thường xuyên: Trong các nguồn lực tăng trưởng, tri thức khoa học công nghệ là yếu tố động nhất và là động lực mạnh mẽ nhất cho tăng trưởng. Vì vậy, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế là công việc mà các quốc gia cần thực hiện tương đối thường xuyên và liên tục dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các ngành kinh tế, giữa các sản phẩm và các doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đối khí hậu toàn cầu
Nhu cầu cấp bách: Do nguy cơ tụt hậu về kinh tế Sau 30 năm đổi mới, mặc dù kinh tế có bước tiến dài, nhưng Việt Nam hiện vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong 8 khu vực và trên thế giới
Nhu cầu cấp bách để sớm ra khỏi “bẫy thu nhâp trung bình” : Từ năm 2011 Việt Nam đã ra khỏi tình trạng một nước nghèo chậm phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nếu đổi mới mô hình tăng trưởng với Cơ cấu lại nền kinh tế được, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển. Ngược lại, nễu vẫn duy trì mô hình tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế như lâu nay thì Việt Nam sẽ nằm dài dài trong “bẫy thu nhập trung bình”. Việt Nam vẫn duy trì mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Hậu quả của việc duy trì mô hình tăng trưởng theo chiều rộng này là: phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư, năng suất lao động thấp, cạn kiệt tài nguyên, gây bất ổn về kinh tế và xã hội, môi trường.